Đánh Giá Độ Khó: Tiêu - Sáo - Xun - Ocarina

danh-gia-do-kho-nhac-cu
Tiêu - Sáo - Xun - Ocarina thứ tự từ trái sang phải

Thời gian qua, Nhạc Cụ Độc nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn như: Tiêu có khó chơi không? Chưa biết chơi sáo có thổi được Xun không? Xun và Ocarina cái nào dễ chơi hơn?.... Dựa trên những trải nghiệm và nhận xét của khách hàng. Hôm nay, mình sẽ đánh giá độ khó của bốn loại nhạc cụ này, nhằm giải đáp thắc mắc cũng như đem lại cái nhìn khách quan về mỗi sản phẩm. Từ đó, bạn có thể dễ dàng chọn được loại nhạc cụ phù hợp với bản thân.

Khái quát các tiêu chí đánh giá độ khó

Vì là so sánh giữa bốn loại nhạc cụ, nên mình sẽ đánh giá theo thang điểm từ 1 điểm - 4 điểm. VD: Khó nhất là 4 điểm, và dễ nhất là 1 điểm.

thang-diem-do-kho
thang điểm từ 1 đến 4

Các tiêu chí để đánh giá bao gồm:
  • Cách để phát ra âm thanh
  • Thế bấm các nốt
  • Độ tốn hơi
Bài viết này mình đánh giá dựa trên kinh nghiệm cá nhân và từ góc nhìn của một người chưa từng chơi bất cứ nhạc cụ nào. Còn nếu bạn đã chơi một trong bốn loại này, mình chắc chắn bạn sẽ chỉ tốn 1-2 ngày là có thể chơi được ba loại nhạc cụ còn lại.

Tiêu chí 1: Cách để phát ra âm thanh

  • Tiêu: Có miệng thổi hình chữ U, do đó ta phải học cách đặt cằm và mím môi để điều chỉnh làn hơi. Ngoài ra, tiêu có lòng trong khá to, kích thước dài. Nên khi thổi nốt thấp như Đô hoặc Rê khá khó với người mới. Chấm điểm độ khó: 3 điểm.
  • Sáo: Lỗ thổi tròn, phải học cách đặt môi và mím môi. Không có phần cằm dưới làm điểm tựa nên phụ thuộc hoàn toàn vào việc đặt môi. Khi mới học thổi sáo rất nản vì thổi không ra tiếng, âm thanh cứ phì phèo, không tròn âm. Chấm điểm độ khó: 4 điểm.
  • Xun Trúc: Tương tự như Tiêu, Xun có miệng thổi chữ U, có chỗ tựa phần dưới của cằm. Xun dễ thổi hơn Tiêu vì kích thước của Xun rất ngắn làm cho sản phẩm rất bắt hơi và dễ dàng thổi được tròn các nốt. Chấm điểm độ khó: 2 điểm.
  • Ocarina 12 lỗ: Có miệng thổi như còi tu huýt. Do đó, chỉ cầm ngậm và thổi là phát ra âm thanh. Chấm điểm độ khó: 1 điểm.
>> Xem thêm: Ocarina 12 Lỗ - Họa Tiết Vết Nứt
mieng-thoi-nhac-cu
Vị trí thổi của mỗi nhạc cụ

Tiêu chí 2: Thế bấm các nốt

  • Tiêu: Các lỗ bấm theo 1 hàng dọc. Do đó thứ tự các nốt cũng theo thứ tự từ thấp đến cao (dễ nhớ). Tuy nhiên Tiêu dài và phải để theo chiều dọc dẫn đến rất mỏi tay và hay gặp tình trạng bịt không kín lỗ. Chấm điểm độ khó: 4 điểm.
  • Sáo C5: Lỗ bấm hàng ngang, các nốt theo thứ tự từ thấp đến cao. Chấm điểm độ khó: 1 điểm.
  • Xun Trúc: 8 lỗ bấm chia đều 2 hàng dọc phía trước và 2 lỗ ở phía sau. Cần phải ghi nhớ thế bấm các nốt. Đặc biệt nốt Mi có thế bấm khó chuyển từ các nốt khác. Chấm điểm độ khó: 3 điểm.
  • Ocarina 12 lỗ: Có 10 lỗ bấm phía trước chia đều ra 2 hàng ngang, và 2 lỗ bấm phía sau. Sản phẩm được thiết kế dễ cầm nắm. Nốt không theo thứ tự như Tiêu và Sáo nhưng khá dễ nhớ. Chấm điểm độ khó: 2 điểm.
>> Xem thêm: Sáo Dizi Khớp Đồng - Nhập Môn (Giá Rẻ)
the-bam-nhac-cu
Thế tay bấm nốt mỗi loại

Tiêu chí 3: Độ tốn hơi

Độ tốn hơi còn phụ thuộc vào Tone của nhạc cụ. Bên dưới Nhạc Cụ Độc xin lấy các Tone cơ bản, phổ biến nhất của từng loại sản phẩm để so sánh. Cụ thể như sau: Tiêu (C4), Sáo (C5), Xun Trúc (C4), Ocarina (AC)
  • Tiêu: Như đã nói ở trên, Tiêu rất dài, lòng trong to. Thổi Tiêu làn hơi phải sâu và ổn định thì mới tròn được âm. Chấm điểm độ khó: 4 điểm.
  • Sáo: Trong trường hợp đặt môi và mím môi chuẩn. Mình đánh giá sáo C5 sẽ là sản phẩm tốn ít hơi nhất. Chấm điểm độ khó: 1 điểm.
  • Xun Trúc: Mặc dù Tone rất trầm nhưng độ bắt hơi của sản phẩm là cực kì tốt. Chấm điểm độ khó: 2 điểm.
  • Ocarina 12 lỗ: Ocarina còn có một cái tên mỹ miều khác là "Âm thanh của gió". Do đó, khi thổi, âm sắc đặc thù của Ocarina sẽ có một phần "gió" nhẹ. Điều này tạo nên sự đặc biệt trong âm thanh của Ocarina. Mặc dù được chấm điểm độ khó: 3 điểm, nhưng sự chênh lệch về độ tốn hơi của Ocarina so với 2 nhạc cụ kia là  không đáng kể. 
>> Xem thêm: Xun Trúc 10 lỗ - Shop Nhạc Cụ Độc

Tổng kết độ khó của bốn loại nhạc cụ

Tiêu: 11/12 điểm
Sáo: 6/12 điểm
Xun Trúc: 7/12 điểm
Ocarina 12 lỗ: 6/12 điểm

Vậy là mình đã chấm điểm và giải thích những cái dễ, cái khó mỗi loại nhạc cụ. Nếu bạn thích một sản phẩm dễ chơi hãy chọn Ocarina. Là người yêu thích âm thanh trầm ấm mà không có nhiều thời gian luyện tập thì chọn Xun Trúc. Còn nếu muốn chơi đa dạng thì có thể chọn Tiêu và Sáo. Hy vọng những chia sẻ của mình đã giúp các bạn tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn